Trẻ em là những người dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng… Tuy nhiên, trẻ lại không muốn uống thuốc vì quá đắng. Thương con, nên khi bệnh thuyên giảm được một vài phần, các bà mẹ đã ngừng cho con uống thuốc. Điều này đã gây ra không ít tác hại đến sức khỏe của trẻ.
Chia sẻ trên một trang mạng xã hội, chị Ngọc Hiền – người có nhiều kinh nghiệm khi chăm sóc con bị bệnh, tâm sự: “Không biết các mẹ thì như thế nào, nhưng những lúc bé Ken bệnh, mình lại hay xót và thương con. Nên có những “lầm lỡ” tuy nhỏ nhưng làm hại đến sức khỏe của con như: không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ. Ví dụ, nhiều trường hợp, bác sĩ kê đơn dùng kháng sinh trong 5 – 7 ngày nhưng khi mình cho con dùng đến ngày thứ 2, thứ 3 thấy con khỏi bệnh, lập tức ngừng không cho con uống thuốc nữa”.
Thời tiết chuyển mùa khiến các bé dễ mắc bệnh, các mẹ thường dễ mắc sai lầm khi cho trẻ uống thuốc
Một trong những lý do mà các bà mẹ thường ngừng thuốc sớm cho con là vì liệu trình sử dụng thuốc kháng sinh quá dài (từ 7 – 10 ngày), cộng thêm tâm lý sợ con sử dụng quá nhiều thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ, gây hại đến trẻ.
Tuy nhiên các mẹ lại không biết rằng khi không được sử dụng đúng liều lượng hay đúng thời gian chỉ định, thuốc kháng sinh chưa đủ sức phát huy tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, mà ngược lại, còn tạo ra môi trường để các vi khuẩn còn sống sót trở nên đề kháng và dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Khi đó, trẻ không những không khỏi bệnh, mà còn khó điều trị và có nguy cơ nghiêm trọng hơn.
Do đó, việc chọn kháng sinh, tính liều lượng, điều chỉnh liều, khi nào rút ngắn khoảng cách liều, khi nào cần phối hợp thuốc... phải do bác sĩ chỉ định để mang lại liệu quả cao và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh là nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị của bác sĩ và lưu ý đặc điểm của các loại thuốc kháng sinh như số lần dùng trong ngày, thời gian điều trị…
Sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày vẫn đủ khả năng khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày cũng ít tốn kém chi phí hơn, hạn chế tác dụng phụ và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này.
Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này. Việc kê toa kháng sinh gì, hàm lượng, thời gian bao lâu đòi hỏi bác sĩ phải thăm khám kỹ bệnh nhân để xác định bệnh đó có phải do nhiễm vi khuẩn không? Sau đó tiên đoán loại vi khuẩn gây bệnh rồi mới lựa chọn kháng sinh gì để tiêu diệt được loại vi khuẩn gây bệnh đó.
Để thực hiện được quá trình này, bác sỹ phải học hỏi nhiều mới có kinh nghiệm kê đơn kháng sinh đúng. Do đó, nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh là nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị của bác sĩ và lưu ý đặc điểm của các loại thuốc kháng sinh như số lần dùng trong ngày ít (ví dụ 1 lần/ngày); thời gian điều trị ngắn (3 ngày – 5 ngày).”
Kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày đang là xu hướng điều trị nhiễm khuẩn, giúp các bé mau khỏe hơn
Nếu liệu trình kháng sinh kéo dài từ 7-10 ngày, mẹ luôn mắc sai lầm thường chỉ tuân thủ được vài ngày, lượng thuốc đã uống chỉ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn chứ không đủ để diệt hết. Kết quả là bệnh dễ tái phát và những vi khuẩn còn sống sót trở nên đề kháng và dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
Nhiều loại kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn (3 - 5 ngày) vẫn đủ khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh nhiễm khuẩn so với liệu trình dài ngày. Kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày đang là xu hướng điều trị nhiễm khuẩn, và giúp các me dễ tuân thủ chỉ định của bác sĩ hơn.
Nguồn: eva.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét